Trích dẫn khác Về_sùng_bái_cá_nhân_và_những_hậu_quả_của_nó

  • Kiểm điểm việc sùng bái cá nhân: "Sau khi Stalin mất, Ban chấp hành trung ương (BCHTW) đã nghiêm khắc và từng bước tiến hành kiểm điểm việc đề cao vai trò của một cá nhân, biến cá nhân đó thành kẻ siêu phàm với những phẩm chất siêu nhiên, tương tự như chúa trời, là điều không thể chấp nhận được và xa lạ với tinh thần học thuyết Mác-Lênin. Một con người dường như biết hết tất cả, nhìn thấy hết tất cả, suy nghĩ thay cho mọi người, có thể làm được tất cả và không hề sai lầm trong mọi hành động."
  • "Chúng ta cần nghiêm túc xem xét và phân tích một cách đúng đắn vấn đề này, nhằm loại bỏ mọi khả năng tái diễn dưới bất kì hình thức nào những việc tương tự đã xảy ra dưới thời Stalin, một người đã thể hiện tinh thần hoàn toàn bất phục tùng tính tập thể trong lãnh đạo và trong công việc, đã sử dụng bạo lực trắng trợn để đàn áp không những đối với những quan điểm đối lập, mà còn đối với tất cả những gì bị coi là không phù hợp với quan điểm của mình, do tính khí thất thường và độc đoán. Stalin không dùng phương pháp thuyết phục, giải thích, hợp tác kiên nhẫn, mà dùng biện pháp áp đặt quan điểm của mình, đòi hỏi mọi người phải phục tùng vô điều kiện. Ai dám chống lại và tìm cách chứng tỏ quan điểm của mình, sự đúng đắn của mình, kẻ đó sẽ bị loại trừ khỏi tập thể lãnh đạo và sau đó sẽ bị hủy diệt về mặt tinh thần và thể xác. Điều này đặc biệt nghiêm trọng vào thời kì sau đại hội lần thứ XVII, khi rất nhiều nhà hoạt động xuất sắc trung thực của đảng, trung thành với sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản, và hàng loạt các đảng viên nòng cốt đã là nạn nhân của sự bạo ngược của Stalin."
  • "Vladimir Lenin yêu cầu đối phó không khoan nhượng với kẻ thù của Cách mạng và của tầng lớp lao động và khi thấy cần thiết thì dùng đến những phương thức tàn nhẫn như thế... Lenin đã dùng những phương thức như thế, tuy nhiên, chỉ chống lại kẻ thù giai cấp thực sự [và] chỉ trong những trường hợp cần thiết nhất khi giai cấp bóc lột vẫn còn hiện hữu và cố tìm cách chống đối cách mạng... Stalin thì khác, đã sử dụng những phương thức cực độ và những cuộc trấn áp hàng loạt vào lúc mà Cách mạng đã chiến thắng, khi mà nhà nước Xô Viết đã được củng cố,...khi mà Đảng ta đã vững mạnh chính trị và đã củng cố cả số lượng và tư tưởng."
  • "Nhiều ngàn người cộng sản vô tội và thật thà đã chết như là kết quả của những sự xuyên tạc ác độc các trường hợp như thế...như là kết quả của việc thực hiện ép cung bắt tố cáo chống mình và chống người khác. Trong kiểu cách tương tự, nhiều trường hợp đã được ngụy tạo để chống các viên chức nổi bật của nhà nước và Đảng -- Kosior, Chubar, Postyshev, Kosarev, và những người khác... Việc hành xử xấu xa đó đã được bỏ qua nhờ NKVD (công an mật vụ Nga) đã soạn sẵn danh sách của những người... mà sự kết án đã được định sẵn từ trước... Trấn áp hàng loạt có một ảnh hưởng tiêu cực đến điều kiện chính trị đạo đức của Đảng, tạo ra một tình hình bất ổn, góp phần làm lan rộng sự nghi ngờ không lành mạnh, và gieo mầm nghi kị trong hành ngũ những người cộng sản."
  • "Trong kiểu tương tự, chúng ta hãy lấy các bộ phim quân sự và lịch sử của chúng ta làm thí dụ và một vài tác phẩm sáng tác văn chương. Chúng làm cho chúng ta giống như phát bịnh. Mục tiêu thực sự của chúng là tuyên truyền đề tài ca ngợi Stalin như là một tài năng quân sự. Chúng ta hãy nhớ lại bộ phim, Sự sụp đổ Bá Linh (The Fall of Berlin). Stalin đóng chỉ có một mình ở đây. Ông ta ra lệnh trong một đại sảnh mà trong đó có nhiều chiếc ghế không có ai ngồi. Chỉ có một người tiến tới ông ta để báo cáo điều gì đó -- người đó chính là Poskrebyshev, người cầm mộc trung thành của ông. [cười phá lên] Và bộ tư lệnh quân sự đâu rồi? Bộ chính trị đâu rồi? Chính phủ đâu rồi? Họ đang làm gì, và họ đang bận công việc gì? Không có gì về họ được nói đến trong bộ phim. Stalin đóng cho mọi người, ông không có tính đến bất cứ người nào. Ông không có thăm dò ý kiến của ai. Mọi thứ được trình chiếu cho nhân dân xem trong các ánh sáng giả tạo này. Tại sao? Để phủ quanh ông cái hào quang vinh dự - ngược lại những điều thật và sự thật lịch sử."
  • "Tất cả những hành động quái ác mà người khởi xướng ra chúng là Stalin và những hành động đó là những sự vi phạm xấc láo chống những nguyên lý căn bản của Chủ nghĩa Lenin [đằng sau] các chính sách dành cho các dân tộc của nhà nước Xô Viết. Chúng ta muốn nói đến những vụ trục xuất hàng loạt toàn bộ dân tộc từ nơi gốc gác của họ, cùng với tất cả những người cộng sản và Komsomol mà không chừa một ai... Như thế, đến cuối năm 1943 khi mà đã có một sự thay đổi chắc chắn hoàn cảnh tại mặt trận theo chiều hướng có lợi cho Liên Xô, một quyết định liên quan đến việc trục xuất tất cả người Karachays khỏi vùng đất mà họ đã sống đã được đưa ra và tiến hành. Cùng giai đoạn này, lúc cuối tháng 12 năm 1943, số phận của những người Kalmyks thuộc Cộng hòa Tự trị Kalmyk cũng đã đến. Tháng 3 năm 1944, tất cả người ChechenIngushetia bị trục xuất và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Tự trị Chechen-Ingushetia bị giải thể... Người Ukraina tránh được số phận chỉ vì họ quá đông và không có chỗ để trục xuất họ. Ngược lại nếu có đủ chỗ thì [Stalin] cũng đã sẽ trục xuất họ." [cười phá lên]
  • "Tôi nhớ lại những ngày đầu tiên khi cuộc xung đột giữa Liên XôNam Tư bắt đầu bùng lên. Có lần khi tôi từ Kiev đến Moskva, tôi được mời đến thăm Stalin. Ông đang chỉ một bản sao của lá thư vừa mới được gởi cho Tito và hỏi tôi, "đồng chí có đọc lá thư này chưa?" Không đợi cho tôi trả lời, ông nói tiếp, "tôi chỉ cần lắc ngón tay út của tôi -- là Tito không còn nữa. Hắn sẽ đổ ngay." Chúng ta đã trả giá đắt cho điều này "Lắc ngón tay út." Lời tuyên bố đó phản ánh chứng điên cuồng hám danh của Stalin, nhưng ông ta đã từng hành động bằng cách đó: "tôi chỉ cần lắc ngón tay út của tôi -- là không còn Kosior nữa"; "tôi chỉ cần lắc ngón tay út của tôi một lần nữa thì PostyshevChubar sẽ không còn nữa"; "tôi chỉ cần lắc ngón tay út của tôi lần nữa -- thì Voznesensky, Kuznetsov và nhiều người khác sẽ biến mất." Nhưng chuyện này không xảy ra đối với Tito. Không cần biết bao nhiều lần và mạnh yếu ra sao lúc Stalin lắc, không chỉ ngón tay út của ông ta mà mọi thứ khác mà ông có thể lắc, Tito vẫn không đổ. Tại sao? Lý do là, trong khoảng khắc bất đồng này của các đồng chí Nam Tư của chúng ta, Tito có cả một Nhà nước và một dân tộc có một sự giáo dục nghiêm túc về tự do và độc lập đang đứng đằng sau ông, một dân tộc ủng hộ các nhà lãnh đạo của mình. Các đồng chí thấy chứng điên cuồng hám danh của Stalin đã đưa ông ta đến được gì. Ông ta hoàn toàn mất ý thức về thực tế. Ông ta đã chứng tỏ sự nghi kị và sự kiêu căng của ông ta không chỉ trong quan hệ với cá nhân tại Liên Xô mà còn trong quan hệ với toàn bộ các đảng và quốc gia."

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Về_sùng_bái_cá_nhân_và_những_hậu_quả_của_nó http://www.haaretz.com/hasen/pages/ShArt.jhtml?ite... http://sovietinfo.tripod.com/ELM-Repression_Statis... http://www.fordham.edu/halsall/mod/1956khrushchev-... http://www.uwm.edu/Course/448-343/index12.html http://www.mega.nu/ampp/rummel/ussr.references.htm http://links.jstor.org/sici?sici=0036-0341(196201)... http://www.marxists.org/reference/archive/mao/work... http://www.mltranslations.org/US/TP/tp2.htm http://www.tusachnghiencuu.org/pdf_files/baocao.pd... http://www.memo.ru/history/y1937/hronika1936_1939/...